Kiến Trúc là gì?

Kiến trúc hiện đang là một ngành được công chúng quan tâm nhất hiện nay. Khi nghe đến kiến trúc, nhiều người vẫn còn cảm thấy băn khoăn vì không biết nó bao gồm những lĩnh vực gì? Ngành kiến trúc có vai trò như thế nào và mang đến lợi ích gì cho xã hội? Ngay hôm nay, chúng tôi mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về: Kiến Trúc là gì? Định nghĩa của ngành Kiến Trúc. Chắc chắn qua bài viết này, các bạn sẽ có nhiều thông tin bổ ích cho bản thân mình.

 

hoc thiet ke noi that

Ngành kiến trúc ngày càng được các bạn trẻ quan tâm và hướng đến

Trong những năm trở lại đây khi nói đến kiến trúc, rất nhiều gia đình hướng con mình theo đuổi ngành nghề này. Còn trong thời gian trước, nhắc đến kiến trúc thì ai ai cũng đều gạt bỏ vì cho rằng nó không thực tế. Thậm chí có nhiều người còn không biết đến trúc là gì.

Một số người không tìm hiểu còn nghĩ rằng, muốn xây cái gì thì cứ gọi “thợ” đến và nói với họ về mong muốn của mình là xong. Cần gì đến việc nghiên cứu về đường lối kiến trúc và kiến trúc sư cho phiền. Nhưng càng về sau, họ càng phát hiện ra đó là một sai lầm.

Khi mà những ngôi nhà, công trình, đô thị, dự án công cộng cứ thế xuất hiện với hình mẫu giống nhau. Thậm chí một số ít dự án không những giống nhau về hình thức. Mà còn mắc lỗi về thiết kế không gian ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và làm việc thường ngày. Lúc đó mọi người mới bắt đầu tìm hiểu về kiến trúc và quan tâm đến nó nhiều hơn.

hoc thiet ke noi that

Ngành kiến trúc ngày càng thể hiện được chỗ đứng của mình trong xã hội

Kiến trúc sư là gì?

Kiến trúc sư là một chuyên gia trong lĩnh vực kiến trúc, người đảm nhiệm việc thiết kế và lập kế hoạch cho các công trình xây dựng như nhà ở, tòa nhà văn phòng, cầu đường, và nhiều loại công trình khác. Họ phối hợp giữa nghệ thuật và khoa học để tạo ra môi trường sống, làm việc và giải trí phù hợp, bền vững và hài hòa với môi trường xung quanh.

Công việc của một kiến trúc sư bao gồm:

Thiết kế: Dựa trên yêu cầu và ngân sách của khách hàng, kiến trúc sư tạo ra các bản vẽ và mô phỏng 3D của công trình.
Lập kế hoạch: Họ xác định chi tiết kỹ thuật, vật liệu cần thiết, và thời gian hoàn thành dự án.
Giám sát: Kiến trúc sư thường giám sát quá trình xây dựng để đảm bảo công trình được thực hiện theo đúng thiết kế và đạt chất lượng mong muốn.
Tư vấn: Họ tư vấn cho khách hàng về các vấn đề liên quan đến thiết kế, chọn lựa vật liệu, và giải pháp kỹ thuật.
Để trở thành một kiến trúc sư, người ta thường cần hoàn thành một chương trình đào tạo chuyên ngành kiến trúc ở trình độ đại học và có bằng cấp chuyên môn. Ngoài ra, họ cũng thường phải tham gia các khóa học và kiểm tra cấp chứng chỉ do các tổ chức chuyên nghiệp trong lĩnh vực kiến trúc tổ chức.

 

Kiến trúc sư trưởng chủ trì là gì?

Theo Ths Kts Nguyễn Ngô Thanh Phong – Giám đốc Công ty Tk Kiến Trúc Không Gian Việt – :”Kiến trúc sư trưởng chủ trì, thường được gọi là “Kiến trúc sư trưởng” hoặc “Kiến trúc sư chính”, là một vị trí quan trọng trong ngành kiến trúc và xây dựng. Họ thường là những người có kinh nghiệm, chuyên môn sâu rộng và đảm nhiệm trách nhiệm lãnh đạo trong việc thiết kế và quản lý các dự án kiến trúc lớn.

Cụ thể, kiến trúc sư trưởng chủ trì thường đảm nhận các nhiệm vụ sau:

Lãnh đạo thiết kế: Họ dẫn dắt và giám sát đội ngũ kiến trúc sư và kỹ sư, đảm bảo rằng dự án tuân theo các tiêu chuẩn thiết kế, ngân sách và tiến độ đã đề ra.
Liên lạc với khách hàng: Kiến trúc sư trưởng chủ trì thường là người trực tiếp trao đổi, thảo luận và đại diện cho đội ngũ thiết kế khi gặp gỡ và trao đổi với khách hàng.
Phối hợp với các bên liên quan: Họ cũng chịu trách nhiệm phối hợp với các nhóm kỹ thuật khác như kỹ sư cơ điện, kỹ sư kết cấu, và các chuyên gia khác trong quá trình thiết kế và xây dựng.
Quản lý và giám sát: Kiểm tra và đánh giá chất lượng công việc, đồng thời đảm bảo rằng mọi thứ diễn ra theo đúng dự định và đạt tiêu chuẩn chất lượng mong muốn.
Đề xuất và quyết định về các giải pháp thiết kế: Dựa trên kinh nghiệm và chuyên môn, kiến trúc sư trưởng thường đưa ra các lựa chọn và quyết định thiết kế quan trọng.
Để đảm nhiệm vị trí này, một kiến trúc sư thường cần có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, đã tham gia và hoàn thành nhiều dự án thành công, và có khả năng lãnh đạo đội ngũ cũng như giao tiếp hiệu quả với các bên liên quan.

Định nghĩa kiến trúc

Kiến trúc là gì?

Theo như lý giải của các chuyên gia: Kiến trúc là một ngành liên quan đến khoa học và nghệ thuật trong lĩnh vực sắp xếp, bố trí không gian, đưa ra hồ sơ thiết kế những công trình kiến trúc phục vụ nhu cầu đời sống.

 

Nói một cách nôm na dễ hiểu là như vậy. Tuy nhiên nếu đi sâu hơn nữa về việc tìm hiểu kiến trúc là gì. Bạn sẽ nhận ra rằng kiến trúc có phạm vi tìm hiểu rất rộng lớn. Ngành kiến trúc bao gồm tất cả những gì liên quan đến thiết kế, xây dựng.

Đồng thời bao gồm luôn cả kiểm nghiệm chất lượng công trình và giám sát các hạng mục thi công để đảm bảo nó diễn ra đúng như trong thiết kế.

Ngành kiến trúc là gì?

Ngành kiến trúc là “lò” luyện ra những kiến trúc sư phục vụ cho nhu cầu thiết kế công trình trong xã hội. Chính kiến trúc sư sẽ là người biến mong muốn, nhu cầu của con người về nơi sinh hoạt, làm việc và nơi ở…Thành một bản thiết kế chặt chẽ và được xây dựng lên bởi tay của những người thợ xây.

Một người theo học ngành kiến trúc không những có thể tự mình thiết kế ra những công trình độc đáo, mới lạ. Mà bên cạnh đó còn có thể tham gia vào những hoạt động khác như: quy hoạch khu đô thị, thiết kế các công trình đô thị, thiết kế cảnh quan, giám sát dự án, thiết kế nội thất, thiết kế tạo dáng trong công nghiệp và thiết kế đồ họa.

 hoc thiet ke noi that

Ngành kiến trúc sẽ đào tạo ra những người biến mong muốn không gian sống, sinh hoạt và làm việc của bạn thành hiện thực

Người theo học ngành kiến trúc cần lưu ý những gì? Nếu bạn muốn trở thành một kiến trúc sư giỏi, bạn cần nhớ rằng:

  • Vẽ giỏi thôi là chưa đủ

Trên thực tế làm về bên kiến trúc là bạn phải khéo léo trong việc quan sát các thể loại hình khối ở bên ngoài và biến tấu nó thành mô hình của mình. Chính vì vậy bạn phải am hiểu đôi chút về hội họa và có đôi tay uyển chuyển.

 

Tuy nhiên nếu bạn giỏi vẽ nhưng không  biết chút gì về toán học, vật lý và khoa học thì cũng không ổn đâu nhé. Một lưu ý nhỏ nữa là bạn cũng có thể trao dồi thêm về văn học để trí tưởng tượng của mình bay bổng hơn, từ đó trong đầu mới “lóe” lên nhiều ý tưởng mới được.

  • Rèn luyện mỗi ngày

Kiến trúc không phải là môn năng khiếu, lại càng không phải do gen di truyền mà có sẵn trong người. Chúng ta vẫn thường nghe nói “trăm hay không bằng tay quen” Chính vì thế, muốn giỏi, muốn khéo léo và phát triển tay nghề thì bạn đừng quên rằng luyện mỗi ngày. Đặc biệt là phải có ý chí, sự quyết tâm và kiên trì thì thành công mới đến bên bạn.

hoc thiet ke noi that

Bạn cần rèn luyện mỗi ngày nếu muốn đạt thành công trong ngành

  • Học thật sự

Bạn đừng bao giờ nghĩ rằng chỉ cần học đủ môn, đủ tiết và đủ điểm cho qua hết mấy năm học là được. Bạn đang học đại học và lo cho tương lai của chính mình chứ không phải của ai khác. Bạn cũng đừng nuôi mơ mộng rằng chỉ có tấm bằng “đỏ” là sẽ xin được một vị trí “ngon lành”trong một môi trường làm việc tốt.

 

Việc có được tấm bằng đại học nhưng không biết phải làm gì. Chắc chắn không bằng bạn ra sức học tập và trao dồi kinh nghiệm, kiến thức trong suốt những tháng ngày đi học.

  • Đừng thi kiến trúc chỉ vì cái tiếng

Nhiều bạn trẻ thường nghĩ rằng học kiến trúc sẽ “oai” hơn những ngành khác. Nhưng thật sự thì ngành nghề nào cũng vậy, không có nghề sang mà cũng chả có nghề hèn. Chỉ quan trọng là bản thân mình đam mê và hợp với ngành nghề nào.

 

Bạn hãy học và làm kiến trúc vì muốn chứng tỏ năng lực, thể hiện niềm đam mê chứ đừng vì ngành kiến trúc mang lại nhiều tiền hay danh vọng. Vì ngành nghề nào nếu bạn nghiêm túc làm việc cũng đều sẽ gặt hái được thành công như nhau.

 >> Nếu bạn đang quan tâm đến kiến trúc là gì? bạn có thể tham khảo thêm Khóa học họa viên kiến trúc  chuyên nghiệp tại đây

kiến trúc là gì

Tầm quan trọng của kiến trúc và ngành kiến trúc

Trong thời buổi xã hội phát triển với nhiều bước tiến bộ vượt bậc. Không riêng gì những chuyên ngành y học, khoa học, kinh tế, giáo dục phát triển. Mà ngay cả ngành kiến trúc – xây dựng cũng dần được nâng lên một tầm cao mới. Ngành kiến trúc có tầm quan trọng như thế nào?

hoc thiet ke noi that

Kiến trúc đóng vai trò quan trọng trong xã hội và đối với cá nhân mỗi người

Ngành kiến trúc với đất nước và xã hội

Có thể nói nghệ thuật kiến trúc gắn liền với chiều dài lịch sử của nhân loại. Ngay từ khi con người chúng ta còn sống trong những túp lều thì vấn đề kiến trúc đã được quan tâm. Cho đến ngày nay, khi xã hội có nhiều chuyển biến vĩ đại và vươn lên thành thời đại của công nghiệp tiên tiến. Ngành kiến trúc mới có nhiều thay đổi và tiến bộ đến thế.

 

Đã từng có một danh nhân nói rằng: “Âm nhạc là nghệ thuật sắp xếp những khoảng lặng. Còn kiến trúc là nghệ thuật sắp xếp những khoảng trống”.  Lại có nhà văn nổi tiếng ví von rằng: “Kiến trúc là bài thơ được viết bằng đá”. Chính vì thế, ngay từ những năm về trước, kiến trúc đã được xem như một tấm gương phản ánh trung thực nhất về thời đại.

Đối với người dân Việt Nam chúng ta, kiến trúc còn ẩn chứa nhiều hàm ý như sự thành công, tình cảm yêu thương. Vì cơ bản, kiến trúc là viên gạch đầu tiên giúp “mái ấm” trong mơ của các gia đình trở thành hiện thực.

Đồng thời, nhờ có kiến trúc mà không gian làm việc, sinh hoạt mới đáp ứng được nhu cầu của mỗi người trong xã hội. Chính vì vậy có thể khẳng định tầm quan trọng của kiến trúc trong đời sống xã hội và đất nước là rất lớn.

Ngành kiến trúc với cá nhân

Đối với cá nhân người học ngành kiến trúc thì vai trò mà nó mang lại là rất lớn. Ngành kiến trúc có thể nói vừa là một ngành nghệ thuật, vừa là một ngành khoa học. Đa số những cá nhân tham gia tìm hiểu và theo đuổi chuyên ngành này đều có niềm đam mê sâu sắc với nghệ thuật.

 

Chính kiến trúc sẽ là nơi giúp bạn “bùng cháy” niềm đam mê và khẳng định khả năng của mình với mọi người. Kiến trúc còn có tầm quan trọng đó chính là giúp bạn định hướng công việc. Song song với đó là có một tương lai tốt đẹp hơn với niềm đam mê mà mình đã lựa chọn.

hoc thiet ke noi that

Chính sự phát triển của xã hội đã giúp ngành kiến trúc có được nhiều thay đổi tích cực như ngày hôm nay

Chắc hẳn những bạn có năng khiếu và đam mê với nghệ thuật, sự khéo léo, tỉ mỉ và sáng tạo mới có thể đem đến những mẫu thiết kế hoàn hảo. Chưa kể đến, người học kiến trúc còn phải có mắt quan sát nhanh nhẹn và tư duy nhạy bén, nắm bắt tâm lý khách hàng.

 

Đối với cá nhân học kiến trúc, sự gọn gàng, ngăn nắp và khoa học cũng là một điều mà ai cũng mong muốn được nâng cao mỗi ngày. Chính khả năng bố trí, sắp xếp hài hòa, hợp lý và khoa học không gian trong bản thiết kế. Sẽ là tiền đề đầu tiên giúp bạn tạo được thiện cảm và gây ấn tượng, sự tin tưởng đối với khách hàng.

 

Kiến trúc sư chính là người gánh vác trọng trách thừa kế, phát huy và đưa ra thiết kế mang bản sắc văn hóa cho những công trình, đô thị và quốc gia. Chính vì thế có thể nói cá nhân kiến trúc sư đóng một vai trò khá quan trọng.

Tương lai của ngành kiến trúc

Như chúng ta đã biết, đất nước Việt Nam đang trên đà phát triển. Chính vì vậy mà kiến trúc cũng không khác gì so với những chuyên ngành, lĩnh vực trong đời sống xã hội. Kiến trúc cũng sẽ có tương lai của nó. Vậy tương lai của ngành kiến trúc Việt Nam là gì? Để làm được điều đó, ngành kiến trúc nước ra cần những gì?

Đáp ứng theo nhu cầu thế giới

Nếu như trước đây nước ta phải thuê kiến trúc sư ở nước ngoài về để giúp mình lên ý tưởng công trình. Thì giờ đây đã khác, nhờ những tiến bộ của ngành, kiến thức chuyên môn sâu rộng và nhiều khóa học thực hành. Sinh viên kiến trúc sau khi ra trường đã có trong mình những hành trang kiến thức. Đồng thời có kinh nghiệm cùng khả năng ứng biến tình huống khôn khéo.

hoc thiet ke noi that

Kiến trúc Việt Nam ngày càng vươn lên đáp ứng nhu cầu thế giới

Chính nhờ ngành kiến trúc trong nước có nhiều tiến bộ nên hiện nay kiến trúc sư Việt Nam cũng đang dần nhận được sự tin tưởng. Hiện tại, nhiều công trình lớn nhỏ tại nước nhà đều do kiến trúc sư trong nước trực tiếp đảm nhiệm và lên ý tưởng.

 

Đặc biệt là những công trình đó cũng nhận được rất nhiều sự khen ngợi. Điều này cũng chứng tỏ một điều rằng tương lai kiến trúc Việt Nam sẽ còn phát triển nhiều hơn nữa.

 

Mục tiêu của ngành kiến trúc Việt Nam đó chính là đáp ứng theo nhu cầu thế giới. Nói như vậy có nghĩa là đất nước chúng ta đang hướng đến việc đào tạo và rèn luyện thêm cho đội ngũ kiến trúc sư trong nước. Sao cho các công trình trong nước có thể đáp ứng được theo nhu cầu thế giới.

 

Nếu có thể, đất nước chúng ta còn mong muốn mang công trình thiết kế của kiến trúc sư trong nước đến các quốc gia khác. Để làm được điều đó trong tương lai, đòi hỏi ngành kiến trúc nói chung và kiến trúc sư nói riêng còn phải nỗ lực và cố gắng hơn rất nhiều.

Cải tiến và tiến bộ qua từng năm

Như chúng ta đã biết, khi muốn thành công trong một lĩnh vực nào đó thì chúng ta phải cố gắng phát triển nó từng ngày. Chỉ khi phát triển, cải tiến và nâng cao giá trị thì mới có thể tạo ra sự khác biệt. Đồng thời đây cũng là cách để mọi người xung quanh đặt niềm tin vào mình hơn.

hoc thiet ke noi that

Kiến trúc Việt Nam luôn cố gắng mỗi ngày để tiến bộ hơn nữa trong tương lai

Với hướng đi đó, ngành kiến trúc của nước ta đã và đang cố gắng hoàn thiện hơn mỗi ngày. Từ nội dung kiến thức cơ bản, chuyên môn, cho đến giai đoạn thực hành và đào tạo, rèn luyện đều đang dần củng cố. Chính vì vậy hứa hẹn trong tương lai, đất nước Việt Nam chúng ta sẽ cải tiến và tiến bộ qua từng năm trong lĩnh vực kiến trúc.

 

Mỗi năm, xu hướng và yêu cầu về phong cách kiến trúc của cộng đồng, xã hội lại có nhiều thay đổi mới mẻ. Chính vì vậy đòi hỏi các kiến trúc sư phải luôn năng động tìm kiếm, sáng tạo thêm nhiều điểm nhấn trong các mẫu thiết kế. Để ngành kiến trúc bắt kịp xu hướng thời đại và phát triển theo từng năm, ngày một lớn mạnh hơn.

 

Hiện tại, kiến trúc Việt Nam đã thay đổi và phát triển hơn rất nhiều rồi. Tiêu biểu là những công trình đô thị lớn nhỏ trên khắp các tỉnh thành, đặc biệt là tại 3 trung tâm: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Huế.Trong tương lai, ngành kiến trúc của nước ta sẽ còn vươn xa và phát triển đột phá thêm nhiều hơn nữa.

 

Trên đây là những thông tin về kiến trúc là gì và định nghĩa của ngành kiến trúc. Hi vọng rằng với những thông tin này, những bạn đang muốn theo đuổi ngành kiến trúc sẽ biết thêm nhiều điều bổ ích. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian chú ý đón đọc bài viết. Chúc các bạn có một ngày làm việc vui vẻ.

 

Bài viết tham khảo