Những năm 1990 đất nước bước thời kì thay đổi để phát triển và bắt đầu vào nền củng cố lại nền kinh tế, Văn hóa giáo dục và bắt đầu những bước đầu của nền khoa học kĩ thuật để nhanh chống bước chân vào hội nhập nền phát triển kinh tế để tạo ra nhiều màu sắc và đa dạng về nền văn hóa, nhưng vẫn mang một màu sắc đậm chất dân tộc là chủ yếu.
Kiến Trúc Việt Nam vào thời kỳ đầu
Kiến trúc là hình ảnh phản ánh rõ nét nhất, trung thực nhất, sinh động nhất, sâu sắc nhất diện mạo phát triển của đất nước trong suốt chặng đường hơn 30 năm đổi mới
Một trong những khía cạnh đã phản ánh vô cùng rõ nét, chân thực và sinh động diện mạo của Việt Nam trải qua quá trình đổi mới và phát triển suốt hơn 30 năm qua đó chính là hình ảnh kiến trúc Việt Nam qua các thời kì lịch sử ấy.
Vào những năm trước 1986, dưới thời bao cấp, đất nước sống trong điều kiện kinh tế vô cùng khó khăn. Những nhu yếu phẩm cần dùng hằng ngày đểu được quản lí và phân phối theo kế hoạch của nhà nước. Lúc ấy ở đô thị cũng chẳng có ai tự xây nhà cho mình bởi nếu có tiền muốn xây nhà cũng chẳng thể mua nổi vật liệu xây dựng ngoài thị trường thời bấy giờ.
Ở thời kì ấy, đa số người dân đô thi họ sống chủ yếu ở các khu nhà tập thể được xây dựng bằng phương pháp lắp ghép hệ thống bê tông tấm nhỏ, tấm lớn và khép kín, hay còn gọi là mô hình tiểu khu nhà ở của Liên Xô.
Ở thời kì đất nước lập lại hòa bình, kiến trúc miền Bắc và miền Nam có sự khác biệt rõ rệt. Ở miền Bắc, người ta áp dụng phương châm: “Thích dụng, bền vững, mỹ quan trong điều kiện kinh tế có thể” và nhờ đó phong cách kiến trúc thời kì này mang lại nhiều sự cống hiến, nổi bật ở sự trong sáng, cô đọng và phù hợp với đời sống kinh tế của người dân, đặc biệt là cán bộ công nhân viên chức xã hội chủ nghĩa.
Kiến Trúc Việt Nam có sự đổi mới vào thế kỷ XX
Không ngừng nổ lực -sáng tạo – phát triển
Còn ở miền Nam Việt Nam, vào những năm giữa thế kỉ 20, ý tưởng thiết kế sử dụng tối đa nguyên tắc khí hậu bản địa được các kiến trúc sư thế hệ thứ hai của trường Mỹ Thuật Đông Dương theo đuổi theo ý tưởng thiết kế của thế hệ thứ nhất đã mang lại kết quả.
Các công trình được xây dựng đều có chung một phong cách kiến trúc hiện đại nổi tiếng vang dội cả khu vực Đông Nam Á lúc ấy như: Dinh Độc Lập, Đại sứ quán Mỹ, Khu nhà ngân hang cao tầng nằm ở đường Nguyễn Huệ, Đại học Y… Đồng thời, qua những công trình ấy đã tạo nên tình bản địa rõ nét của kiến trúc Việt Nam hiện đại.
Rồi khi đất nước chuyển sang thời kì kinh tế thị trường từ năm 1985 đến những năm về sau này, kiến trúc Việt Nam có sự thay đổi khá mạnh mẽ. Sau 1996, trải qua quá trình đô thị hóa, nhiều dự án công trình được đầu tư xây dựng.
Công trình mang đậm giá trị lịch sử về mặt thời gian
Phần lớn loại hình kiến trúc được xây dựng trong giai đoạn này là những căn nhà chia lô, khách sạn, văn phòng cho thuê, các khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung thay phiên nhau mọc lên như nấm cùng với khu đô thị mới cao tầng.
Nhưng thực chất, điều đáng lo ngại đó là về phong cách và tính thẩm mĩ, hơn thế nữa là công năng lại bị thụt lùi, tụt hậu so với thời kì trước một cách đáng kể. Tình hình lúc này ở nhiều khu đô thị sầm uất, các dự án xây dựng không đồng nhất dẫn đến thành phố bị xé lẻ thành những phần riêng biệt, ngôn ngữ kiến trúc trở nên vụn vặt chắp vá, vẻ đẹp đô thị xưa kia được tạo nên bởi tính tổng thể thì bây giờ cũng không còn. Bộ mặt thành phố bị tổn hại và “Thành phố bị phá vỡ cấu trúc” là điều người ta nhắc tới về kiến trúc đô thị Việt Nam thời mở cửa.
Cuối những năm 90 của thế kỉ 20, bởi sự vươn lên mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã đem lại những đóng góp tích cực lẫn tiêu cực đến hoạt động ngành kiến trúc. Qua Goggle với vài cái nhấp chuột, kho tàng thông tin đa dạng về văn hóa kiến trúc nhân loại dễ dàng được phơi bày ra và đem đến nguồn tư liệu quí giá cho kiến trúc sư và các nhà nghiên cứu về kiến trúc tiếp cận với những cái mới.
Kiến trúc có bước đột phá ngày càng phát triển trở thành “Kiến Trúc 4.0”
Nổ lực bức phá để phát triển trở thành Kiến Trúc 4.0
Điều đó lại mang đến hệ quả là kiến trúc sư bị chìm ngập trong thế giới thông tin đa chiều, hổn mang trường phái kiến trúc. Dưới thời kì đổi mới, sự xuất hiện và lan nhanh các xu hướng từ kiến trúc “chóp” , “ nhại cổ”, “nhại kiến trúc Pháp”, kiến trúc “hiện đại”, “hậu hiện đại”, “hiện đại mới”… và xã hội ngày càng phát triển thỉ sắp tới đây sẽ là “kiến trúc 4.0”.
Nói đi cũng phải nói lại, dù thời đại kinh tế thị trường nghiệt ngã, nhưng nó đem lại vô số cơ hội cho những ai dám nghĩ, dám làm. Chắc hẳn những người đã và đang đóng góp phong phú, đa dạng vào kho tàng kiến trúc quý báu của Việt Nam thời kì đổi mới chính là những vị kiến trúc sư tài ba.
Những người đã thành công, không chỉ có được những giải thưởng, mà thứ quan trọng với họ là bằng khả năng, sức lực, niềm hang say trong công việc họ đã có được chỗ đứng cho mình, được cộng đồng và xã hôi công nhận với sự trân trọng.
Dù thế nào đi nữa, thời gian chẳng bao giờ dừng lại, xã hội vẫn ngày một phát triển, cuộc sống thì cứ hối hả từng ngày. Trong lúc chúng ta vẫn đang tìm giải pháp để lấp đầy “lỗ hỏng” kiến trúc thì diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp và thay vào đó là các tòa nhà cao tầng cứ thi nhau mọc lên.
Công trình cầu vàng đà nẵng đã tạo ấn tượng với các KTS quốc tế
Thời đại hiện nay, trong cuộc sống hiện đại, sự xuất hiện của các chưng cư cao tầng đang là giải pháp toàn cầu cũng như tại Việt Nam. Kiến trúc sư phải đối mặt với thách thức rằng làm sao có thể vẫn giữ được nét truyền thống, nét cổ điển mà vẫn thể hiện được vẻ đẹp hiện đại. Và giải pháp đã được tìm thấy qua xu hướng kiến trúc tân cổ điển trong kiến trúc chung cư tại Việt Nam.
Với mục tiêu mang đến nét thẩm mĩ cho không gian nhà ở đồng thời giúp cho ngôi nhà trở nên sang trọng, có “chất” riêng, thì thiệt kế theo phong cách tân cổ điển tập trung chủ yếu vào các bức tường và cột trụ, không cầu kì về mặt trang trí. Tất cả chi tiết trong ngôi nhà được bố trí trật tự, tạo không gian thông thoáng và rộng rãi.
Từ đó đến nay, bẳng đi một thời gian và rồi những năm gần đây, trường phái kiến trúc tân cổ điển dần trở lại và nhận được những tín hiệu khả quan qua một loạt công trình chung cư cao cấp như: Vinhomes D.’ Palais Louis – Nguyễn Văn Huyên, Sunshine Riverside, D’LeRoi Solei – Quảng An…
Landmark 81 công trình tòa nhà cao nhất TP. Hồ Chí Minh
Nhưng khi nhìn lại, chúng ta sẽ tự hỏi không biết bao giờ Việt Nam mới có những khu chung cư mang phong cách Việt, hay cứ mãi đi theo những phong cách kiến trúc của châu Âu hay châu Đông Nam Á mà không xây dựng được cho mình nét đặc trưng riêng của kiến trúc Việt. Đó thực sự là một câu hỏi lớn mà khiến chúng ta càng thêm lo lắng trước thực trạng kiến trúc Việt Nam.
Ngày nay, trước sự bùng nổ mạnh mẽ của kĩ thuật số, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mạng internet và song song đó cũng là sự bất ổn bởi biến đổi khí hậu trên phạm vị toàn cầu đã đặt ra nhiều yêu cầu, thách thức cho nền kiến trúc nhân loại. Và mới đây, nhân dịp kỉ niệm 70 năm thành lập Hội Kiến trúc sư Việt Nam, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có viết trong thư: “Kiến trúc là văn hóa, là kiến tạo”.
Vì thế, Kiến trúc sư phải là “con người văn hóa, con người kiến tạo”. Mong rằng, kiến trúc sư chúng ta sẽ có gắng, nổ lực để trở thành những con người như thế để nền kiến trúc Việt Nam hiện đại sẽ mang đậm dấu ấn của con người Việt Nam.
Bài viết tham khảo