hoc thiet ke noi that

 

Hiện nay, có rất nhiều công cụ bổ trợ cho ngành thiết kế kiến trúc, xây dựng đó chính là các phần mềm kỹ thuật. Nhưng tùy vào đối tượng và ngành nghề người ta sẽ chọn sử dụng những phần mềm khác nhau.

 

Vậy đối với phần mềm Revit, những đối tượng nào sẽ phù hợp để sử dụng? Tham khảo bài viết dưới đây nhé!

 Phần mềm đối với sinh viên Kiến trúc

hoc thiet ke noi that

 

Có rất nhiều phần mềm đồ họa hỗ trợ cho việc học tập nên hiện nay có nhiều sự lựa chọn cho sinh viên chuyên ngành kiến trúc về phần mềm đồ họa thiết kế.

 

Nhưng để chuẩn bị cho tương lai sau này ra trường và tiếp xúc với môi trường công việc thì sinh viên nên chọn phần mềm có tiềm năng áp dụng được vào công việc trong tương lai để làm đồ án nhằm tạo ra ưu thế cũng như tích lũy cho mình những kỹ năng cần có.

 

Khi sử dụng phần mềm Revit bạn sẽ tiết kiệm được thời gian của mình rất nhiều. Thay vào đó bạn sẽ có thời gian tìm kiếm, thay đổi và hoàn thiện ý tưởng. Các nhà tuyển dụng trong ngành thiết kế hiện nay đa số ưu tiên lựa chọn nhựng bạn có kỹ năng sử dụng phần mềm Revit nên việc bạn thành thạo nó trong khi bạn còn là sinh viên thì sẽ có rất nhiều cơ hội mở ra cho bạn về nghề nghiệp sau này.

 

Phần mềm Revit đối với ngành họa viên

hoc thiet ke noi that

Họa viên là thành phần quan trọng trong quá trình thiết kế, là người giúp ý tưởng của người thiết kế trở nên khả thi nhờ vào bản vẽ. Đó là công việc mà chiếm khá nhiều thời gian trong tổng thời gian thiết kế, vì thế người họa viên luôn muốn tìm cho mình công cụ tối ưu nhất để rút ngắn thời gian cho công việc.

 

Và để rút ngắn thời gian hoàn thành công việc, các họa viên thường tìm tòi kết hợp sử dụng nhiều công cụ bổ trợ khác nhau phù hợp với từng công đoạn cụ thể để giúp rút ngắn thời gian khai triển, chỉnh sửa hồ sơ,.. nhằm hoàn thiện bản vẽ một cách hòa hảo nhất.

 

Phần mềm Revit có nhiều tính năng vượt trội trong việc quản lý và kế thừa thành quả từ các dự án khác, giúp tiết kiệm thời gian khai triển hồ sơ hơn Autocad nhiều lần. Đối với những họa viên lâu năm trong nghề và năng động thì Revit sẽ là cuộc chơi đầy cảm hứng. Còn đối với họa viên “an phận thủ thường” thì đó lại là một thách thức lớn khi tiếp cận với Revit.

 

Nhưng riêng với những bạn họa viên mới vào nghề thì sẽ là cơ hội lớn để sánh bước với thế hệ đàn anh bởi Revit thông minh, dễ học và đang trong xu hướng săn đón của nhiều nhà tuyển dụng.

Revit  Đối với kiến trúc sư như thế nào

hoc thiet ke noi that

Kiến trúc sư là những người được đào tạo chuyên ngành kiến trúc bậc đại học. Mặc dù vậy, khi ở trong môi trường thực tế thì mỗi người sẽ có những hướng đi khác nhau, có người làm chủ đầu tư, quản lý dự án hay có người làm giám sát thi công và cũng ko ít người làm thiết kế cho những doanh nghiệp lớn, nhỏ…

 

Với phần mềm Revit, kiến trúc sư có thể dễ dàng kiểm soát được các tình huống sơ xuất. Đồng thời khi phối hợp làm việc với nhóm họa viên, những điểm không đồng bộ và các sai sót về kỹ thuật trong thiết kế cũng dễ dàng phát hiện và điều chỉnh. Hơn thế nữa, Revit còn giúp quản lý dự án, giám sát, thi công tốt dựa vào công nghệ BIM có khả năng đồng bộ dữ liệu trong công việc.

 

Kỹ sư ứng dụng Revit ra sao?

hoc thiet ke noi that

 

Giống như thành phần kiến trúc sư, kỹ sư cũng sử dụng Revit trong việc thiết kế hồ sơ kỹ thuật và nhiều công việc khác như quản lý dự án, giám sát thi công…

 

Lợi ích của Revit đối với các kỹ sư đó là sự phối hợp giữa các bộ môn, đặt biệt là với bộ môn kiến trúc. Nhờ vậy mà công việc chán chường nhất của các kỹ sư kết cấu và MEP mỗi khi kiến trúc thay đổi được đồng bộ, điều chỉnh một cách dễ dàng hơn.

 

Một lợi ích quan trọng nữa của Revit là giúp cho việc quản lí thống kê khối lượng cấu kiện. Bởi công việc của kỹ sư liên quan nhiều đến vấn đề tính dự toán và Revit sẽ là công cụ bổ trợ hiệu quả và nhanh chóng cho việc đó mỗi khi bản vẽ thay đổi.

 

Qua bài viết này, tin rằng các bạn đã biết tầm quan trọng của phần mềm Revit đối với nhiều đối tượng khác nhau. Vậy nên, hãy nhanh chóng bắt tay vào tìm hiểu và học tập phần mềm này để có thể giúp ích cho bạn trong tương lai.

 

Bài viết liên quan

  1. Autocad phần vẽ kết cấu 2D
  2. 9 Kỹ năng cơ bản dành cho sinh viên ngành kiến trúc