Ngành công nghệ thông tin là gì?
Công nghệ thông tin (Information Technology) còn gọi tắt IT được hiểu là một thuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới hình thức khác nhau.
Hiểu một cách đơn giản, công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, xử lý, truyền dẫn thông tin, lưu trữ, khai thác thông tin.
Ngày nay, ngành công nghệ thông tin được chia thành 5 chuyên ngành phổ biến như: Mạng máy tính truyền thông, kỹ thuật máy tính, khoa học máy tính, hệ thống thông tin, kỹ thuật phần mềm. Đây là ngành sử dụng ở hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống, đặc biệt phổ biến trong lĩnh vực kinh tế.
Với những thông tin vừa chia sẻ trên chắc bạn đã hiểu rõ ngành công nghệ thông tin là gì rồi, tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu học nghề công nghệ thông tin ra làm gì nhé!
Học nghề công nghệ thông tin ra làm gì?
Đây là câu hỏi của nhiều nhiều bạn trẻ có niềm yêu thích với ngành này. Học công nghệ thông tin ra trường không chỉ là ngồi viết mã code mà còn nhiều phân ngành khác như:
Lập trình viên công nghệ thông tin – IT programmer
IT Programmer là người viết code chuyên nghiệp, am hiểu các thuật toán, tập trung chuyên sâu ở một số hệ thống và ngôn ngữ lập trình,….
Do đó, để trở thành một programmer giỏi, bạn cần phải có những nhân tố thực sự cần thiết như:
- Cẩn thận và tỉ mỉ: Do tính chất phức tạp của công việc lập trình đòi hỏi các bạn cần phải làm việc một cách thật cẩn thận, tỉ mỉ đến từng chi tiết. Bởi nếu mắc phải một lỗi nhỏ trong quá trình làm việc sẽ khiến cho sản phẩm của bạn thất bại.
- Tính độc lập và teamwork cao: Bạn biết đấy, trong một dự án mỗi một lập trình viên sẽ được chia ra đảm nhiệm những công việc khác nhau. Sau đó họ sẽ kết nối lại với nhau để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Chính điều này đòi hỏi một lập trình viên không chỉ có khả năng làm việc độc lập mà còn hợp tác tốt với đồng nghiệp.
- Thiết kế sáng tạo nâng cao tư duy logic, tư duy lập trình: Để lập trình ra một sản phẩm đạt yêu cầu bạn không những phải có tính sáng tạo tốt mà cần có khả năng thiết kế cũng như sắp xếp vấn đề một cách logic.
- Học hỏi nâng cao kiến thức: Đặc thù của ngành nghề này yêu cầu bạn phải không ngừng học hỏi và tiếp thu tích lũy thêm kiến thức, thực hành thường xuyên để có thể thành thạo công việc.
Chuyên gia phân tích hệ thống – System Analyst
Chuyên gia phân tích hệ thống – System Analyst là người đứng giữa, kết nối khách hàng với người làm kinh doanh, người làm kỹ thuật của doanh nghiệp.
Họ sử dụng hệ thống IT để đạt được mục tiêu kinh doanh chiến lược. Họ có thể thiết kế hoặc phát triển hệ thống mới bằng cách hình thành những phần cứng và phần mềm mới hoặc sử dụng hệ thống sẵn có theo 1 cách khác để đạt được mục tiêu và kết quả mong muốn. Công việc của một System Analyst bao gồm:
- Tham khảo ý kiến của quản lý hoặc người dùng để xác định nhu cầu của hệ thống;
- Thiết kế một hệ thống để đạt được những mục tiêu kinh doanh phức tạp;
- Chỉ định đầu vào và định dạng đầu ra để đáp ứng được nhu cầu của người dùng;
- Sử dụng các kỹ thuật như lấy mẫu, mô hình hóa, phân tích cấu trúc, cùng với các nguyên tắc kế toán để đảm bảo hiệu quả về mặt chi phí và khả thi về mặt tài chính;
- Phát triển thông số kỹ thuật, flowchart hoặc sơ đồ để các lập trình viên theo dõi;
- Giám sát việc thực hiện, phối hợp kiểm tra và quan sát những bước đầu của hệ thống để xác nhận hiệu suất.
Quản trị cơ sở dữ liệu – Database Administrator
Quản trị cơ sở dữ liệu – Database Administrator là người chịu trách nhiệm quản trị và vận hành các hoạt động liên quan đến cơ sở dữ liệu như lên kế hoạch, cài đặt, cấu hình, tối ưu, backup, security, v.v. nhằm đảm bảo hệ thống luôn sẵn sàng cho người dùng truy cập.
Đây là một ngành đang phát triển nhanh chóng và hứa hẹn tạo ra nhiều việc làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tuy nhiên, công việc của Database Administrator là rất rộng, bạn phải làm việc với nhiều vấn đề phức tạp như:
- Thiết kế, cài đặt, cấu hình và quản trị cơ sở dữ liệu của công ty.
- Đảm bảo cơ sở dữ liệu hoạt động hiệu quả và không bị lỗi.
- Lên kế hoạch, theo dõi và phân bổ tài nguyên hợp lý cho CSDL như đĩa, bộ nhớ, mạng…
- Thay đổi, điều chỉnh cấu trúc database khi có yêu cầu.
- Quản trị và tối ưu hóa hiệu suất của CSDL.
- Đảm bảo CSDL luôn sẵn sàng và toàn vẹn.
- Thiết kế, cài đặt, nâng cấp và quản trị database server. Trong nhiều công ty việc quản trị database server được thực hiện bởi team server nhưng việc cũng có thể do Database Administrator đảm trách.
- Quản trị người sử dụng database.
- Đảm bảo cơ sở dữ liệu được bảo mật.
- Sao lưu và khôi phục cơ sở dữ liệu khi cần thiết trong các điều kiện hoạt động bình thường và khi có thảm họa.
- Một số Database Administrator tham gia vào việc phân tích và cung cấp các dữ liệu báo cáo cho công ty.
- Đảm bảo việc sử dụng license là đúng theo những gì đã được cấp phép và thỏa thuận với nhà cung cấp.
Nhà quản lý hệ thống thông tin – Information System Manager
Ngành hệ thống thông tin quản lý có tên tiếng anh là management information system (MIS), là ngành có liên quan rộng đến các lĩnh vực thông tin, công nghệ thông tin, kinh tế và quản lý.
Sau khi tốt nghiệp ngành hệ thống thông tin quản lý, các bạn có thể đảm nhận nhiều vị trí như:
- Thiết kế và quản lý một hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho các hoạt động quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh;
- Chuyên viên phân tích hệ thống, tích hợp hệ thống;
- Quản trị viên hệ thống thông tin;
- Nhân viên đào tạo và hướng dẫn nhân viên ở các bộ phận quản lý dự án.
Chuyên gia mật mã – Cryptographer
Cryptography là ngành khoa học che giấu và khôi phục lại thông tin đã được che giấu hay mã hóa. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mật mã học thường được hiểu là giữ bí mật các thông tin.
Chuyên gia mật mã là người thiết kế hệ thống mật mã, phá vỡ hệ thống mật mã và thực hiện các nghiên các nghiên cứu về mật mã, những công việc vốn thuộc về trách nhiệm của kỹ sư bảo mật thông tin hay nhà quản trị mạng.
Để trở thành chuyên gia mật mã, điều kiện tiên quyết là bạn phải có bằng tiến sỹ về mật mã. Không chỉ vậy, phải có kinh nghiệm sâu rộng trong cả các lĩnh vực toán học và khoa học máy tính hoặc hệ thống thông tin.
Quản trị mạng – Network Administrator
Quản trị mạng – Network Administrator là công việc liên quan đến việc xử lý hệ thống mạng máy tính, kiểm soát sao cho dữ liệu của công ty được bảo mật, ngăn chặn kẻ gian xâm nhập, phá hủy hệ thống.
Hơn thế, họ có nhiệm vụ duy trì hệ thống mạng kết nối ổn định để mọi hoạt động của cá nhân trong doanh nghiệp thực hiện công việc được thông suốt, thuận lợi.
Do đó, người đảm nhận công việc này cần có kiến thức về internet, hệ thống phần cứng, phần mềm TỐT để bảo vệ an toàn cho máy tính và ngăn chặn những hành vi xấu làm gián đoạn hệ thống.
Mức lương cho ngành quản trị mạng với những người có kinh nghiệm được đánh giá cao. Chính vì vậy, đây là một trong số công việc được dự đoán sẽ có số lượng việc làm tăng nhanh nhất trong tương lai.
Kỹ sư phần mềm – Software Engineer
Kỹ sư phần mềm – Software Engineer là các chuyên gia khoa học máy tính sử dụng kiến thức về nguyên lý kỹ thuật và ngôn ngữ lập trình để xây dựng sản phẩm phần mềm, phát triển trò chơi máy tính và chạy hệ thống điều khiển mạng.
Kỹ sư phần mềm – Software Engineer có thể được chia thành hai loại:
Kỹ sư ứng dụng: Kỹ sư ứng dụng tạo hoặc điều chỉnh các ứng dụng cho các doanh nghiệp và tổ chức bằng cách phân tích nhu cầu của người dùng cuối. Họ sẽ thiết kế, xây dựng, cài đặt và duy trì các ứng dụng hoặc chương trình này.
Kỹ sư hệ thống: Kỹ sư hệ thống điều phối việc tạo ra, bảo trì và phát triển hệ thống máy tính của doanh nghiệp hoặc tổ chức. Họ điều phối nhu cầu của từng bộ phận, đề xuất hướng kỹ thuật và thiết lập bất kỳ mạng nào liên kết máy tính với công ty.
Quản trị Website – Webmaster
Quản trị Website là sự kết hợp của rất nhiều hoạt động liên quan đến Web. Tất cả vì một mục tiêu đảm bảo cho Website được vận hành trơn tru: Index tốt, tốc độ tải trang nhanh, dễ dàng tối ưu SEO,… Nhìn chung, công việc quản trị Website liên quan đến 3 nhiệm vụ chính: bảo mật Website, quản lý nội dung và hỗ trợ trang Web.
Ngoài ra, quản trị web cũng có thể cộng tác với nhân viên marketing để tăng lưu lượng truy cập trang web và có thể tham gia vào việc phát triển quảng cáo trên trang web.
Là một người quản trị Website – Webmaster bạn sẽ phải thực hiện những công việc sau:
- Quản trị và cập nhật giao diện Website;
- Xây dựng kế hoạch tối ưu Website;
- Quản lý thường xuyên Hosting và sao lưu dữ liệu;
- Đánh giá hoạt động của Website thường xuyên;
- Tạo nội dung, chỉnh sửa nội dung phù hợp;
- Thường xuyên cập nhật nội dung;
- Kiểm tra tình trạng và sửa lỗi phát sinh;
- Tối ưu những trải nghiệm;
- Quảng bá Website.
Bạn có thể xem thêm Khóa Học Thiết kế Website dành cho người không biết lập trình tại đây
Kỹ thuật viên máy tính – Computer Technicians
Kỹ thuật viên máy tính được định nghĩa là là người sửa chữa và bảo trì máy tính và máy chủ, bao gồm xây dựng hoặc định cấu hình phần cứng mới, cài đặt và cập nhật các gói phần mềm, tạo và duy trì mạng máy tính.
Computer Technicians là một ngành khá đặc biệt trong nhóm ngành việc làm IT phần cứng, có sự kết hợp giữa các kiến thức của hai ngành Điện tử và Công nghệ thông tin. Dưới đây là đầu việc nói chung của một kỹ thuật viên máy tính – Computer Technician:
- Thực hiện nhiệm vụ bảo trì chung, chuẩn đoán sự cố, thay thế, sửa chữa, bảo trì máy tính và thiết bị ngoại vi.
- Đảm bảo tối ưu hiệu suất máy trạm.
- Xác định, nghiên cứu, giải quyết và theo dõi các vấn đề kỹ thuật từ yêu cầu User, đồng nghiệp.
- Cung cấp sự hỗ trợ theo mức độ 2. và truyền thông đến Users.
- Tham gia mua sắm, triển khai các thiết bị phần cứng, ứng dụng phần mềm.
Chuyên viên viết tài liệu kỹ thuật – Technical Writer
Hiểu một cách nôm na, Technical Writer là một cách viết bài trong đó bao gồm những lời giải thích và hướng dẫn đơn giản, dễ hiểu về một chủ đề cụ thể nào đó trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ. Ngành này đòi hỏi bạn cần có những kỹ năng sau:
- Biết cách triển khai và giải quyết vấn đề;
- Xác định đối tượng độc giả;
- Đặt tên tiêu đề bài viết phù hợp;
- Phát triển kỹ năng kỹ thuật của chính bạn;
- Xây dựng cách hành văn mang dấu ấn cá nhân.
Và Những điều bạn chưa biết:
Ngành CNTT là một ngành ứng dụng bao phủ trên nhiều lĩnh vực, nhưng để có thể tốt nghiệp và ra làm việc được hiệu quả thì xã hội ngày nay cần phải có sự chuyên môn hóa.
Bản thân tốt nghiệp chuyên ngành Kiến trúc, Nội thất, nhưng hầu như 100% các công ty và các bạn thiết kế Designer hiện nay đều sử dụng máy tính và công nghệ Đồ họa để ứng dụng thiết kế ra những sản phẩm tuyệt vời và đẹp mắt đưa đến tay khách hàng.
Hay thậm chí trong lĩnh vực Marketing Online ngày nay, hệ thống phát triển Internet của CNTT đã đi đến tất cả mọi miền trên đất nước. Vì thế mà kênh Digital Marketing Online hiện nay cũng là một lĩnh vực chuyên môn hóa thuộc hệ ngành Công nghệ thông tin.
Rất nhiều và rất nhiều những kỹ sư phần mềm tốt nghiệp chuyên ngành CNTT đã chuyển qua 2 hệ sinh thái Marketing và Nội thất này, có thể kể đến điển hình.
Thầy Nguyễn Hữu Lam – Tốt nghiệp chuyên ngành CNTT nhưng chuyển qua lĩnh vực đào tạo Marketing Online
Bạn có thể tham khảo Các khóa học kinh doanh Online tại đây
KTS Trần Song Sơn – Giám đốc Công ty Thiết kế Kiến trúc DP Consulting Top 10 Việt Nam tốt nghiệp 2 trường đại học công nghệ thông tin và Đh Kiến trúc TPHCM.
Thầy Ths Kts Nguyễn Ngô Thanh Phong – Giám đốc trung tâm ArcLine tốt nghiệp Đại học Kiến trúc TPHCM sau khi phát triển thành công thương hiệu Kiến trúc Không Gian Việt đã mở rộng đầu tư và phát triển đào tạo Digital Marketing Online.
Và rất nhiều những chuyên gia và lĩnh vực khác chưa kể đến.
Bạn có thể tham khảo khóa học Thiết kế Nội Thất Chuyên Nghiệp tại Trung tâm ArcLine ở đây