Khối C gồm những môn học nào?

Tuy không phong phú như các ngành khối A, khối C cũng là một ngành nghề cực kỳ thu hút,

Các ngành nghề khối C có đặc trưng là thiên về mảng văn hóa, xã hội.

Bởi vậy, các nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ngành học khối C cũng yêu cầu nhiều hơn về kỹ năng văn chương và sử dụng ngôn ngữ.

Khối C được đánh giá rất đa dạng ngành nghề và có nhiều thăng tiến trong công việc.

Khối C chuyên về các môn thi Khoa học Xã hội, với tổ hợp môn truyền thống là Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý.

Hiện nay theo quy chế mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo được mở rộng tổ hợp môn xét tuyển nhằm tạo điều kiện cho các trường Đại học, Cao đẳng xét tuyển với 9 môn khác nhau và chia thành 19 tổ hợp gồm 3 môn thi khác nhau.

  • C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý
  • C01: Ngữ văn, Toán, Vật lí
  • C02: Ngữ văn, Toán, Hóa học
  • C03: Ngữ văn, Toán, Lịch sử
  • C04: Ngữ văn, Toán, Địa lí
  • C05: Ngữ văn, Vật lí, Hóa học
  • C06: Ngữ văn, Vật lí, Sinh học
  • C07: Ngữ văn, Vật lí, Lịch sử
  • C08: Ngữ văn, Hóa học, Sinh
  • C09: Ngữ văn, Vật lí, Địa lí
  • C10: Ngữ văn, Hóa học, Lịch sử
  • C12: Ngữ văn, Sinh học, Lịch sử
  • C13: Ngữ văn, Sinh học, Địa
  • C14: Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân
  • C15: Ngữ văn, Toán, Khoa học xã hội
  • C16: Ngữ văn, Vật lí, Giáo dục công dân
  • C17: Ngữ văn, Hóa học, Giáo dục công dân
  • C19: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân
  • C20: Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân

Như vậy việc mở rộng các tổ hợp môn sẽ giúp thí sinh tăng cơ hội xét tuyển và phát huy hết khả năng của mình.

 

Bạn có thể tham khảo thêm Các khóa học kinh doanh Online tại đây

Khối C làm nghề gì? Học văn sử địa làm nghề gì?

Nhóm ngành luật

Theo học chuyên ngành Luật, bạn sẽ được cung cấp kiến thức chuyên sâu về luật pháp, chính trị và các mảng kinh tế, văn hóa, xã hội liên quan đến luật pháp.

Sau khi ra trường, bạn sẽ có đủ kiến thức để làm việc tại các tòa án, viện kiểm sát, sở ban ngành với vị trí như:

  • Chuyên viên pháp lý
  • Công tố viên
  • Kiểm sát viên
  • Công chứng viên
  • Luật sư
  • Thư ký
  • Thẩm phán

HOC KHOI C LAM NGHE GI - HOC VAN SU DIA LAM NGHE GI 2

Khi theo học ngành luật, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức luật bao quát ở hầu hết các lĩnh vực.

Sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý, kiến thức về chính trị và các kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật.

Ngoài ra, bạn cũng có thể làm việc cho các doanh nghiệp và công ty Luật, không bị gò bó về môi trường làm việc.

Mức lương trung bình cho việc làm ngành Luật là 15 – 20 triệu/tháng.

Nếu làm quản lý và các chức vụ cao hơn thì bạn có thể kiếm từ 30 – 40 triệu/tháng.

 

Nhóm ngành Báo chí – Truyền thông

 Trong ngành báo chí và truyền thông, nguồn nhân lực đang ngày càng rơi vào tình trạng thiếu hụt. Nếu như bạn là người chịu được áp lực, luôn cẩn trọng trong từng hành động thì có thể theo đuổi ngành báo chí truyền thông, bởi bạn sẽ phải chịu trách nhiệm cho mọi sản phẩm của mình trước dư luận.

Cơ hội việc làm ngành báo chí truyền thông luôn rộng mở với các nghề nghiệp như:

  • Phóng viên
  • Biên tập viên
  • Truyền thông viên
  • Nhân viên nội dung content marketing

Ngành Báo chí là một ngành khoa học xã hội đào tạo những cử nhân với kiến thức, kĩ năng, thái độ cần thiết để tác nghiệp trong lĩnh vực báo chí – truyền thông; có khả năng thực hiện các yêu cầu tác nghiệp trên các loại hình báo chí truyền thông trong thời đại kĩ thuật số, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá; có khả năng nghiên cứu, giảng dạy về các vấn đề của báo chí truyền thông tại các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu…

Cùng với xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay, báo chí và truyền thông ngày càng có vị trí quan trọng trong sự phát triển của tất cả các lĩnh vực.

Các phương tiện truyền thông như báo mạng điện tử, phát thanh, truyền hình đang có những thế mạnh nhất định trong xã hội thông tin.

Vì thế nhu cầu  việc làm trong ngành này và những ngành liên quan (như truyền thông) rất lớn.

Mới ra trường, bạn có thể có được một công việc với thu nhập 6 – 10 triệu/tháng. Khi mà kinh nghiệm tăng dần và kỹ năng phát triển hơn thì bạn có thể kiếm nhiều hơn thế, có thể là 20 – 30 triệu/tháng.

HOC KHOI C LAM NGHE GI - HOC VAN SU DIA LAM NGHE GI 2

Nhóm ngành Tâm lý học

Tâm lý học là một phạm trù rất rộng.

Nếu theo học ngành này, bạn sẽ cần chọn ra những chuyên ngành con để theo đuổi, ví dụ như tâm lý học giáo dục, tâm lý học sức khỏe, tâm lý sinh học, tâm lý học pháp chứng,…

Cũng vì ngành này quá rộng nên cơ hội việc làm cũng chưa hề bị thu hẹp:

  • Chuyên gia tư vấn tâm lý
  • Bác sĩ tâm lý
  • Chuyên gia nghiên cứu thị trường
  • Tư vấn việc làm và hướng nghiệp
  • Nhà tâm lý giáo dục

Tâm lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về hành vi của con người thông qua những biểu hiện về tâm lý, nó không chỉ giải thích những gì chúng ta làm và cách thức mà còn giái thích quá trình chúng ta suy nghĩ và lí luận đằng sau những hành vi đó.

Các lý thuyết tâm ly học thường được dùng để giải quyết những vấn đề trong phạm vi rộng về các hành vi của con người. Cụm từ “tâm lý học” có thể được hiểu nôm na là “nghiên cứu về tâm hồn”, khởi nguồn là từ “psychologia” trong tiếng Latin, được sử dụng lần đầu tiên vào cuối thế kỷ 15 đầu thế kỷ 16 bởi Marlo Marulic.

Ngày nay, có rất nhiều lý thuyết được học trong môn học này, từ thuyết chức năng, thuyết phân tâm và thuyết nhận thức, tất cả đều là các chủ đề xuyên suốt chương trình học đại học và cao học.

Tâm lý học là một trong những ngành sẽ phát triển mạnh tại Việt Nam trong thời gian sắp tới.

Thế nhưng hiện nay mỗi năm các trường có đào tạo ngành tâm lý chỉ tuyển một số lượng nhỏ SV vào khoa này vì cơ bản đây là một ngành kén người học, đòi hỏi cao, đặc biệt là người học phải đáp ứng những kỹ năng mềm cần có…

Bởi vậy, rất có thể chuyên viên tâm lý sẽ trở thành một trong những nghề “hot” trong vài năm tới.

Tốt nghiệp ngành Tâm lý học, bạn có thể kiếm được một công việc phù hợp với mức thu nhập từ 12 – 15 triệu/tháng.

Mức lương này còn tăng cao theo bề dày kinh nghiệm và lĩnh vực mà bạn theo đuổi.

 

Nhóm ngành Sư phạm 

Xét về ngành Sư phạm, việc làm được phân bổ theo cấp bậc giáo dục và chuyên ngành giảng dạy.

Vì thế, bạn có rất nhiều sự lựa chọn cho đơn vị công tác của mình, như chọn trường theo bậc mầm non, tiểu học, trung học, hoặc chọn môn giảng dạy tại trường công, trường tư hoặc đơn vị đào tạo khác,…

Cơ hội việc làm ngành sư phạm cũng luôn rộng mở:

  • Làm giảng viên
  • Dạy thêm ở trung tâm
  • Gia sư dạy kèm
  • Tự mở trung tâm dạy học
  • Làm nhà văn viết sách

Nghiệp vụ sư phạm sẽ trang bị thêm hệ thống kiến thức về khoa học sư phạm (Tâm lí học, Giáo dục học, Phương pháp nghiên cứu khoa học, Phương pháp giảng dạy bộ môn, Quản lí hành chính nhà nước và quản lí ngành giáo dục – đào tạo) để bạn có đủ kiến thức của nghề sư phạm trước khi được đứng trên bục giảng hoặc tham gia các cấp quản lí trong ngành giáo dục.

Để thành công trong nghề sư phạm, người thầy còn phải có khả năng và thói quen đặt mình vào vị trí của học trò, biết nhìn công việc học tập bằng con mắt của học trò. Bạn còn phải quan tâm tới cả vấn đề “thanh sắc” nữa.

Vì cũng có một đôi chút giống nhau nào đó giữa một người thầy giáo và một diễn viên: cả hai, đều phải chinh phục đám đông bằng toàn bộ con người mình, từ giọng nói, ánh mắt đến cử chỉ, điệu bộ…

Mức lương của người làm ngành Sư phạm rất khó để xác định vì phụ thuộc vào quá nhiều yếu tố.

Nhưng nhìn chung thì tối thiểu một người cũng có thu nhập từ 6 triệu/tháng sau khi ra trường.

 

Nhóm ngành Quản lý nhà nước

 Đến với ngành này, bạn sẽ được đào tạo kiến thức về hành chính, luật pháp, quản lý học và chính trị xã hội. Bạn sẽ làm việc với tư cách:

  • Cán bộ hành chính văn thư
  • Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy
  • Chuyên viên hành chính hoặc quản lý công
  • Công viên chức thuộc cơ quan nhà nước

Quản lý nhà nước cung cấp những kiến thức đầy đủ về quy trình hành chính, thủ tục, giấy tờ trong các cơ quan, theo quy định của pháp luật. Bởi vậy mà nhiều người vẫn nói rằng, học ngành quản trị nhà nước là học về thủ tục hành chính nhưng trong các cơ quan nhà nước.

Khi theo học ngành Quản lý nhà nước các bạn sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức từ cơ bản đến chuyên ngành, kiến thức chuyên sâu nói về những hoạt động hành chính, quản lý… Bên cạnh đó các bạn cũng được đào tạo thêm những kỹ năng nghiệp vụ về tin học văn phòng, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp và rất nhiều những kỹ năng cần thiết cho công việc tương lai.

Với những ngành học như quản lý nhà nước, khi mà đa số mọi người đều lựa chọn đi làm trong các cơ quan hành chính công thì mức thu nhập sẽ hoàn toàn theo quy định của nhà nước, theo từng bậc lương, từng vùng và tăng tùy vào chính sách.

Mức lương của bạn về cơ bản là không cao nhưng đổi lại sự ổn định và lâu dài, có thể thăng tiến dần dần. Thu nhập của ngành Quản lý nhà nước khá ổn định. Nhìn chung các vị trí đều có mức lương rơi vào khoảng 5 – 7 triệu/tháng.

 

Ngành văn hóa – du lịch

Khi học ngành văn hóa, du lịch sinh viên sẽ có khá nhiều cơ hội để thành công trong công việc như bạn có thể trở thành hướng dẫn viên du lịch, nhân viên điều hành tour, làm việc tại các văn phòng về dịch vụ du lịch có thu nhập cao.

  • Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
  • Việt Nam học (Hướng dẫn viên du lịch)
  • Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành,
  • Quản trị khách sạn,
  • Marketing,
  • Thống kê kinh tế
  • Quản trị kinh doanh du lịch
  • QTKD (Hướng dẫn du lịch)
  • QTKD (Quản trị du lịch, khách sạn)
  • QTKD (Hướng dẫn du lịch)

Ngành văn hóa du lịch là ngành học đi nghiên cứu sâu xa và tìm hiểu chi tiết về văn hóa ẩm thực, con người của một đất nước nào đó.

Khi học ngành này chúng ra sẽ được mở mang tầm hiểu biết về kiến thức văn hóa, lịch sử, địa lí, phong tục tập quán, ngôn ngữ, văn học,…

Văn hóa du lịch đòi hỏi kết hợp nhuần nhuyễn hai yếu tố Văn hóa và Quản trị Kinh doanh để tạo nên sản phẩm du lịch đặc sắc, độc đáo, thu hút khách du lịch.

Sinh viên sau khi ra trường sẽ có khả năng giảng dạy và nghiên cứu về Việt Nam học cùng các ngành Du lịch ở các trường chuyên nghiệp và dạy nghề; có cơ hội làm hướng dẫn viên du lịch, lữ hành tại các doanh nghiệp; tham gia đề xuất và hoạch định các chương trình liên quan đến văn hóa và kinh doanh du lịch ở các cơ quan Nhà nước về quản lý, điều hành ngành Văn hóa – Du lịch.

Sinh viên cũng có thể làm việc trong các văn phòng đại diện về văn hóa và du lịch của các tổ chức Chính phủ, phi Chính phủ ở trong và ngoài nước, làm việc tại các khách sạn và resort,  những nghiệp vụ liên quan đến du lịch.

Mức lương của ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành khá cao, sinh viên khi mới ra trường sẽ có mức lương từ 8 – 10 triệu, với cấp quản lý thì mức lương sẽ từ 15 – 30 triệu hoặc cao hơn tùy vị trí và môi trường làm việc.

Ngoài ra ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành còn có thêm những khoản thu nhập khác từ:  tiền tip, bo, hoa hồng…từ phía khách hàng và đối tác. Đây là một khoản thu nhập không hề nhỏ thậm chí còn cao hơn cả lương chính thức.

Với những thông tin bổ ích như trên, các bạn thí sinh khối C năm nay có thể lựa chọn cho mình được một trường và ngành nghề phù hợp rồi chứ.

Xem thêm: khóa học Thiết kế Nội Thất Chuyên Nghiệp tại Trung tâm ArcLine ở đây

Chúc các bạn sẽ có những lựa chọn phù hợp với khả năng và sở thích của bản thân.