Ngành Kiến trúc là gì?
Ngành Kiến Trúc là ngành đặc thù nằm giữa hai lĩnh vực nghệ thuật và kỹ thuật liên quan đến việc tổ chức sắp xếp không gian, lập hồ sơ thiết kế các công trình kiến trúc, là ngành nghệ thuật nhưng luôn đề cao tính kỹ thuật vì công trình không chỉ cần yếu tố thẩm mỹ mà còn phải đảm bảo sự an toàn và khả năng ứng dụng trong thực tế.
Nếu bạn vừa có tình yêu to lớn với nghệ thuật vừa có đam mê với các bộ môn khoa học tự nhiên thì Kiến trúc là một lựa chọn tiềm năng để bạn cân nhắc dấn thân cho sự nghiệp tương lai của mình.
Kiến trúc sư là gì? Nhiệm vụ của một kiến trúc sư?
Kiến Trúc Sư Là Gì?
Kiến Trúc Sư là người thiết kế mặt bằng, không gian, cấu trúc cũng như dự đoán được sự phát triển của một công trình hay làm thiết kế quy hoạch khu dân cư, khu công nghiệp và cảnh quan đô thị.
Họ cung cấp các giải pháp về kiến trúc (công năng,thẩm mỹ, kĩ thuật) cho các đối tượng khách hàng có nhu cầu xây dựng ở các lĩnh vực khác nhau.
Kiến trúc sư được đào tạo có cấp bằng về nghệ thuật và khoa học thiết kế các công trình xây dựng.
Họ biến những nhu cầu của con người về nơi ở, sinh hoạt, vui chơi, làm việc..,thành hình ảnh và bản vẽ của các công trình mà sau đó sẽ xây dựng bởi người khác.
Nhìn chung, Kiến trúc sư là người trung gian đảm bảo đáp ứng tối đa nhu cầu về công năng sử dụng, nhu cầu thẩm mỹ giữa người sử dụng với công trình kiến trúc.
Họ phải chuyển đổi nhu cầu sử dụng của người dung vào các giải pháp mặt bằng – không gian – kĩ thuật của công trình hoặc, thậm chí, kiến trúc sư là người tư vấn để cải tạo và đề xuất ra dây chuyền công năng mới cho người sử dụng.
Bên cạnh đó, kiến trúc sư là người phải có óc tổ chức thẩm mỹ nghệ thuật, nhằm đem lại vẻ đẹp hoàn hảo cho tác phẩm kiến trúc.
Nhiệm Vụ Của Kiến Trúc Sư ?
Kiến trúc sư chính là người chịu trách nhiệm lên ý tưởng, phương án thiết kế, thiết kế quy hoạch, nội thất…, dựa trên các cơ sở về tiêu chuẩn xây dựng, giải pháp công năng, kỹ thuật hay tính thẩm mỹ…, cho ngôi nhà của bạn.
Nhiệm vụ chủ yếu của kiến trúc sư là ở phần việc đầu tiên: làm dự án, thiết kế kiến trúc, quy hoạch và thường là người chủ trì công trình. Họ hợp tác với các kỹ sư kết cấu kỹ sư ME, chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau, chủ yếu về xây dựng, để đưa ra thiết kế hợp lý nhất cho công trình.
Để trở thành Kiến trúc sư bạn phải học ở đâu?
Kiến trúc là một ngành học rất hot hiện nay, được nhiều bạn trẻ yêu thích và theo đuổi.
Người học ngành kiến trúc sau khi ra trường sẽ đảm nhận các công việc có liên quan tới thiết kế, sắp xếp không gian, thi công các công trình, cung cấp các giải pháp về kiến trúc…
Xuất phát từ nhu cầu thực tế mà kiến trúc sư sẽ đảm nhận các công việc khác nhau.
Muốn học ngành kiến trúc này còn tuỳ thuộc vào năng lực và điều kiện của bản thân mà lựa chọn nơi học tốt.
Muốn trở thành Kiến Trúc Sư mọi người phải theo học ngành Kiến Trúc tại các trường đại học, cao đẳng hay trường nghề, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, chuyên môn về thiết kế công trình, cảnh quan, nội thất, kết cấu, giám sát xây dựng, thi công,… và nhiều kỹ năng mềm khác.
Sau khi tốt nghiệp, các bạn trẻ sẽ có đủ trình độ chuyên môn để đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Dưới đây là danh sách các trường đào tạo kiến trúc sư tốt nhất ở Việt Nam hiện nay:
+ Đại Học Kiến Trúc – TP.HCM.
+ Đại Học Văn Lang – TP.HCM.
+ Đại Học Kiến Trúc – Hà Nội.
+ Đại Học Xây Dựng – Hà Nội.
+ Đại Học Duy Tân – Đà Nẵng.
+ Đại Học Bách Khoa – Đà Nẵng.
+ Đại Học Khoa Học – Đại Học Huế.
+ Đại Học FPT – TP.HCM.
+ Đai Học Bách Khoa – TP.HCM.
+ Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng – TP.HCM.
Những trường trên top đầu về mảng đào tạo ngành Kiên Trúc tại Việt Nam với đội ngũ giảng viên giàu chuyên môn, môi trường học tại đây là niềm mơ ước của bao nhiêu thế hệ học sinh đam mê với kiên trúc.
Mỗi năm những trường này cho ra hàng nghìn cử nhân, Kiến trúc sư với kiến thức và kỹ năng tốt, có thể đáp ứng nguồn nhân lực trong nước và ngoài nước.
Đối với những người có đam mê với ngành kiến trúc nhưng không có điều kiện để học đại học, cao đẳng hoặc những người không cần bằng cấp muốn học gấp thì mọi người có thể chọn những trung tâm dạy nghề kiến trúc.
Ngày nay, nghề kiến trúc không được đào tạo ngắn hạn bởi môi trường làm việc đòi hỏi nhiều vấn đề pháp lý liên quan như Chứng chỉ hành nghề (được cấp sau khi tốt nghiệp hệ Đại học 5 năm với số lượng công trình nhất định + phải trải qua những kì thi được Sở Xây Dựng cấp Tỉnh tổ chức mới được cấp).
Do đó, một số bạn trẻ thường không chọn con đường này, mà lách qua một hệ đào tạo ngắn hạn hơn trong thời gian 6 đến 12 tháng. Đó là nghề đào tạo Họa viên Kiến trúc, hay nghề Thiết kế Nội thất.
Do nhu cầu công việc cao, lại không đòi hỏi bằng cấp, chứng chỉ nhiều, chỉ cần có óc sáng tạo và sử dụng những phần mềm công nghệ hiện đại như 3DS Max, Vray, Photoshop, là đã có thể hành nghề và thiết kế được cho chính ngôi nhà của mình và xa hơn là kiếm tiền từ khách hàng.
Tham khảo Khóa học Thiết kế Nội Thất Ngắn hạn tại TPHCM tại đây
Mọi người có thể dễ dàng tìm những trung tâm uy tín có cam kết chất lượng giảng dạy và chất lượng đầu ra.
Theo thống kê, một số Trung tâm đào tạo Uy tín được khảo sát với hơn 300 học viên tốt nghiệp chuyên ngành và đi làm thực tế. Có thể đến những trung tâm sau:
- Trung Tâm Arcline Education – TP.HCM
- Trung Tâm Đào Tạo Thiết Kế Nội Ngoại Thất AWE – Hà Nội.
- Vietacademy – Hà Nội.
Và trên đây là những trung tâm đào tạo họa viên kiến trúc và nghề thiết kế nội thất với nhiều năm kinh nghiệm và cam kết về chất lượng kiến thức cũng như tay nghề của học viên sau khi tốt nghiệp.
Vì vậy bạn có thể chinh phục niềm đam mể kiến trúc của mình bằng cách chọn cho mình khoá học phù hợp nhất.
Bạn có thể tham khảo khóa học Thiết kế Nội Thất Chuyên Nghiệp tại Trung tâm ArcLine ở đây
Học Kiến Trúc Ra Làm Gì?
Kinh tế xã hội phát triển, sự đô thị hoá, bùng nổ về xây dựng là các yếu tố thúc đẩy ngành kiến trúc phát triển.
Nhu cầu nhân lực trong ngành kiến trúc và các lĩnh vực liên quan cũng trở nên rất cấp thiết.
Vì vậy, cơ hội việc làm đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kiến trúc là vô cùng hấp dẫn.
Theo thống kê của Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực và Thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh, nhu cầu nhân lực ngành Kiến trúc luôn cao.
Giai đoạn 2013-2015 kéo dài đến 2020-2025, Kiến trúc được dự đoán là 1 trong 8 nhóm ngành thu hút nhiều lao động nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh, với khoảng 10.800 người/năm.
Do đó, học ngành Kiến trúc sinh viên sẽ không phải lo lắng về vấn đề việc làm với nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Cũng chính vì vậy, ngành Kiến trúc là một trong những ngành được quan tâm lựa chọn hàng đầu hiện nay.
Sau khi tốt nghiệp ngành Kiến trúc, bạn có thể đảm nhận nhiều vai trò vị trí khác nhau như:
Xem thêm lý lịch Ths Kts Nguyễn Ngô Thanh Phong – Kiến trúc sư Triệu Đô làm giàu từ tay trắng tại đây
Quy Hoạch Xây Dựng:
Quy hoạch xây dựng hướng đến đối tượng lớn như thành phố, khu đô thị, khu dân cư thay vì chỉ hướng đến những đối tượng nhỏ như nhà ở.
Vì thế nên người thiết kế không cần quá tỉ mỉ và đi sâu vào các chi tiết nhỏ về nhà ở, văn phòng. Thay vào đó se phải có một cái nhìn vĩ mô và tổng quan hơn.
Cơ hội việc làm quy hoạch xây dựng cũng rất nhiều, bạn có thể tìm đến các dự án khu chung cư. Bởi vì hiện nay đang xu hướng cơ sở hạ tầng không chỉ ở các thành phố lớn mà cả ở vùng nông thôn.
Thiết Kế Công Trình Kiến Trúc:
Thiết kế công trình kiến trúc cũng là một việc làm kiếm rất nhiều tiền hiện nay trong ngành kiến trúc.
Nói cách khác thì những người làm công việc này chính là các kiến trúc sư xây dựng. Đây là những người sẽ lên thiết kế để xây dựng nhà ở, văn phòng hoặc các công trình kiến trúc khác.
Được xem như là đỉnh cao trong thu nhập ngành kiến trúc.
Công việc này yêu cầu năng lực cá nhân cao, có thể phản ánh được tính cách, năng lực và gu thẩm mỹ của kiến trúc sư.
Việc tìm ý tưởng, tạo hình thực sự ngốn khá nhiều thời gian và có thể mất tới hơn nửa thời gian để lên ý tưởng.
Thiết Kế Nội Thất:
Đây là công việc dành cho những kiến trúc sư đam mê về trang trí và nội thất nhà ở bao gồm các công việc như: sắp xếp đồ dung nhà ở, thiết kế sản phẩm nội thất, bố trí thiết bị như tủ, bàn ghế, giường, đèn, đồ trang trí tường, sàn, trần…
Một kiến trúc sư nội thất sẽ là người cho chúng ta thấy sự hài hoà về màu sắc trong phong cách thiết kế nội thất của mình.
Cho nên những người làm trong ngành này bắt buộc phải có óc thẩm mỹ tốt hơn các việc làm khác trong cùng ngành kiến trúc.
Thiết Kế Cảnh Quan:
Trước đây công việc này hầu như chỉ có ở nước ngoài, tuy nhiên hiẹn nay ở Việt Nam cũng đã tạo kiến trúc sư cảnh quan với công việc chính là thiết kế cảnh quan, phong cảnh, cảnh quan đô thị, đường xá không chỉ cho nhà ở mà còn các công trình xã hội như đường xá, công viên,…
Những yếu tố cảnh quan cần tạo hình với kiến trúc sư như thảm cỏ, bầu trời, mặt nước, cầu vượt, mặt đường…
Họ là những kiến trúc sư nội thất cho đô thị và môi trường sống của chúng ta.